TIÊU ĐIỂM :

G7 đạt thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu

Ngày 13/6, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở Anh, các nhà lãnh đạo G7 đã thông qua một thỏa thuận thúc đẩy kế hoạch áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% với mục đích giải quyết tình trạng trốn thuế và tạo bình đẳng về thuế giữa các nước.

G7 đạt thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu

Ngày 13/6, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở Anh, các nhà lãnh đạo G7 đã thông qua một thỏa thuận thúc đẩy kế hoạch áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% với mục đích giải quyết tình trạng trốn thuế và tạo bình đẳng về thuế giữa các nước.

Trong tuyên bố chung cuối hội nghị, G7 cho biết: "Với thỏa thuận này, chúng tôi đã có một bước đi quan trọng hướng tới một hệ thống thuế công bằng hơn, phù hợp với thế kỷ XIX, chấm dứt cuộc chạy đua đánh thuế rất thấp kéo dài suốt 40 năm qua".

Tuyên bố nhấn mạnh sự hợp tác này sẽ "tạo ra một sân chơi vững chắc hơn", giúp tăng thu thuế để hỗ trợ đầu tư và chấm dứt tình trạng trốn thuế, nhất là của các công ty đa quốc gia có doanh thu cao như các "đại gia" công nghệ.

Dự kiến, vấn đề này sẽ được đưa ra hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Italy vào tháng 7 tới. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đề xuất thuế doanh nghiệp tối thiểu nói trên, đã hoan nghênh sự ủng hộ của những người đồng cấp từ Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản. Phát biểu với báo giới sau hội nghị, ông Biden cho biết: "Thỏa thuận trên sẽ giúp chấm dứt cuộc chạy đua đánh thuế rất thấp đang diễn ra tại các nước muốn bảo vệ đầu tư của tập đoàn bất chấp các ưu tiên như bảo vệ người lao động hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng".

Trước đó, các thành viên G7 như Anh, Pháp và Italy đã áp "thuế dịch vụ số" đặc biệt với các công ty công nghệ có doanh thu tăng đột biến nhờ đại dịch COVID-19. Các đại gia của Mỹ như Apple, Facebook và Google đã đăng ký đóng thuế phần lợi nhuận ở khu vực châu Âu tại Ireland, nơi thuế suất doanh nghiệp chỉ là 12,5%. Tuy nhiên, bộ ba G7 nói trên khẳng định sẽ chấm dứt tình trạng đánh thuế đơn phương nếu có một thỏa thuận ở quy mô lớn hơn tại diễn đàn G20, bao gồm cả Trung Quốc, và trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Nguồn: hoinhap.org.vn

Các tin khác

Quy định mới về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định UKVFTA

Quy định mới về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định UKVFTA

Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nếu lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ (C/O). Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.
EAEU không còn ưu đãi GSP cho Việt Nam từ tháng 10 tới

EAEU không còn ưu đãi GSP cho Việt Nam từ tháng 10 tới

Theo thông tin từ Vụ Chính sách thương mại Ủy ban Kinh tế Á - Âu, kể từ ngày 12/10/2021, Việt Nam sẽ chính thức không còn được hưởng ưu đãi GSP của Liên minh kinh tế Á – Âu (gồm 05 nước: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan, viết tắt là EAEU). Sự thay đổi này dự kiến sẽ có tác động mạnh đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa đang được hưởng ưu đãi GSP sang thị trường các nước EAEU, đặc biệt là thị trường Nga.
Ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định UKVFTA

Ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định UKVFTA

Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2021/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Hiệp định UKVFTA) giai đoạn 2021-2022.
Doanh nghiệp Việt cần tiếp cận xu thế “phát triển bền vững” tại thị trường EU

Doanh nghiệp Việt cần tiếp cận xu thế “phát triển bền vững” tại thị trường EU

Doanh nghiệp (DN) và nhà xuất khẩu (NXK) Việt Nam cần xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và bài bản hơn nhằm đáp ứng yêu cầu “phát triển bền vững” theo hướng tiếp cận mới của người mua tại thị trường EU (EU), một thị trường khó tính bậc nhất thế giới.
Bốn quy định liên tiếp từ EU tác động mạnh đến hàng xuất khẩu Việt Nam

Bốn quy định liên tiếp từ EU tác động mạnh đến hàng xuất khẩu Việt Nam

Hàng loạt hàng hóa thực phẩm, thực ăn chăn nuôi (có danh sách cụ thể) từ Việt Nam và một số nước thứ ba sẽ phải bổ sung giấy tờ chứng minh và chịu sự tăng cường kiểm soát chính thức từ các chốt kiểm soát biên giới để kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu và một số chất cấm khác, theo quy định mới từ EU. Ngoài ra còn hàng loạt quy định khác được áp dụng tức thì.
Công cụ mới của EU quy định về ghi nhãn thực phẩm

Công cụ mới của EU quy định về ghi nhãn thực phẩm

Ủy ban châu Âu vừa giới thiệu về FLIS (Food Labelling Information System), một công cụ thông tin ghi nhãn thực phẩm mới trên toàn EU.