TIÊU ĐIỂM :

G7 đạt thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu

Ngày 13/6, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở Anh, các nhà lãnh đạo G7 đã thông qua một thỏa thuận thúc đẩy kế hoạch áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% với mục đích giải quyết tình trạng trốn thuế và tạo bình đẳng về thuế giữa các nước.

Ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định UKVFTA

Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2021/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Hiệp định UKVFTA) giai đoạn 2021-2022.

Ảnh minh họa

Theo đó, ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục I: Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định UKVFTA, gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo các giai đoạn khi xuất khẩu sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland đối với từng mã hàng.

Phụ lục II: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định UKVFTA, gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các giai đoạn được nhập khẩu vào Việt Nam từ: Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland; Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước) đối với từng mã hàng.

Các mặt hàng không thuộc Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng thuộc Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP (Nghị định 57/2020/NĐ-CP) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) được áp dụng mức thuế suất 0% khi xuất sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (*).

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và tại (*) nêu trên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1- Được nhập khẩu vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

2- Có chứng từ vận tải (bản sao) thể hiện đích đến là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

3- Có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (bản sao và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong trường hợp ngôn ngữ sử dụng trên tờ khai không phải là tiếng Anh).

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phục lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

+ Được nhập khẩu vào Việt Nam từ: Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland; Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước).

+ Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định UKVFTA.

Nguồn: Baochinhphu.vn

Các tin khác

G7 đạt thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu

G7 đạt thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu

Ngày 13/6, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở Anh, các nhà lãnh đạo G7 đã thông qua một thỏa thuận thúc đẩy kế hoạch áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% với mục đích giải quyết tình trạng trốn thuế và tạo bình đẳng về thuế giữa các nước.
Quy định mới về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định UKVFTA

Quy định mới về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định UKVFTA

Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nếu lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ (C/O). Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.
EAEU không còn ưu đãi GSP cho Việt Nam từ tháng 10 tới

EAEU không còn ưu đãi GSP cho Việt Nam từ tháng 10 tới

Theo thông tin từ Vụ Chính sách thương mại Ủy ban Kinh tế Á - Âu, kể từ ngày 12/10/2021, Việt Nam sẽ chính thức không còn được hưởng ưu đãi GSP của Liên minh kinh tế Á – Âu (gồm 05 nước: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan, viết tắt là EAEU). Sự thay đổi này dự kiến sẽ có tác động mạnh đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa đang được hưởng ưu đãi GSP sang thị trường các nước EAEU, đặc biệt là thị trường Nga.
Doanh nghiệp Việt cần tiếp cận xu thế “phát triển bền vững” tại thị trường EU

Doanh nghiệp Việt cần tiếp cận xu thế “phát triển bền vững” tại thị trường EU

Doanh nghiệp (DN) và nhà xuất khẩu (NXK) Việt Nam cần xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và bài bản hơn nhằm đáp ứng yêu cầu “phát triển bền vững” theo hướng tiếp cận mới của người mua tại thị trường EU (EU), một thị trường khó tính bậc nhất thế giới.
Bốn quy định liên tiếp từ EU tác động mạnh đến hàng xuất khẩu Việt Nam

Bốn quy định liên tiếp từ EU tác động mạnh đến hàng xuất khẩu Việt Nam

Hàng loạt hàng hóa thực phẩm, thực ăn chăn nuôi (có danh sách cụ thể) từ Việt Nam và một số nước thứ ba sẽ phải bổ sung giấy tờ chứng minh và chịu sự tăng cường kiểm soát chính thức từ các chốt kiểm soát biên giới để kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu và một số chất cấm khác, theo quy định mới từ EU. Ngoài ra còn hàng loạt quy định khác được áp dụng tức thì.
Công cụ mới của EU quy định về ghi nhãn thực phẩm

Công cụ mới của EU quy định về ghi nhãn thực phẩm

Ủy ban châu Âu vừa giới thiệu về FLIS (Food Labelling Information System), một công cụ thông tin ghi nhãn thực phẩm mới trên toàn EU.